Vương cùng họ (同姓王) Phong_quốc_dưới_thời_Hán

Vương cùng họ (tiếng Trung: 同姓王; bính âm: tóngxìng wáng; hán việt: Đồng tính vương) chỉ các thân vương trong hoàng tộc họ Lưu, bao gồm anh em, con cái hoặc hậu duệ của hoàng đế. Hán Cao Tổ cho rằng việc thiết lập các thân vương trong dòng họ sẽ củng cố quyền lực của hoàng tộc, tuy nhiên những do những thân vương này xuất thân từ hoàng tộc, do đó họ đều có quyền thừa kế ngai vàng, mà minh chứng rõ ràng nhất là Hán Văn đế Lưu Hằng, xuất thân từ một phiên vương được Hán Cao Tổ phân phong ở đất Đại được kế thừa ngai vàng sau sự tuyệt diệt của dòng dõi Hán Huệ đế sau Loạn chư Lã. Như vậy, bản thân các đồng tính vương tiềm ẩn nguy cơ cho sự thống trị của triều đình.

Dưới thời Hán Cảnh Đế và Hán Vũ Đế, vài cuộc nổi dậy do các thân vương cùng họ cầm đầu nhằm giành lấy ngôi vị thiên tử, tuy nhiên tất cả đều bị dẹp tan. Sau Loạn Bảy nước, Hán Vũ Đế đã tiến hành một loạt cải cách nhắm vào các thân vương này nhằm thu hẹp quyền lực và phạm vi đất đai của họ, thay vào đó là những quan lại từ trung ương cử xuống. Mặc dù vậy, một số ít các phiên vương vẫn tiếp tục tồn tại cho đến khi triều đại sụp đổ.

Các thân vương cùng họ được Hán Cao Tổ phân phong

Các thân vương cùng họ được Hán Văn Đế phân phong

  • Lương
  • Tế Bắc
  • Tế Nan
  • Giao Đông
  • Giao Tây
  • Tri Xuyên
  • Hành Sơn
  • Lư Giang
  • Hà Gian

Các thân vương cùng họ được Hán Cảnh Đế phân phong

  • Lâm Giang
  • Giang Đô
  • Trường Sa
  • Trung Sơn
  • Quảng Xuyên
  • Thanh Hà
  • Thường Sơn
  • Tế Xuyên
  • Tế Đông
  • Sơn Dương

Các thân vương cùng họ được Hán Vũ Đế phân phong

  • Quảng Lăng
  • Xương Ấp
  • Lộ An
  • Chân Định

Các thân vương cùng họ được Hán Nguyên Đế phân phong

  • Định Đào Vương